Từ thế kỷ 19, các nhà hàng hải đã xác định việc giới hạn mớn nước của các tàu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các tàu. Việc xác định chiều chìm tối đa của các tàu được thực hiện thông qua việc ấn định mạn khô.
Do đó, năm 1966 IMO đã thông qua Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển nhằm xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về việc ấn định mạn khô cho tàu biển. Công ước có hiệu lực từ ngày 21/7/1968.
Công ước có cấu trúc gồm 2 phần:
-Phần Quy định chung(Article)
-Phần Phụ lục:
+ Phụ lục I: Các quy định, điều kiện xác định mạn khô tàu biển;
+ Phụ lục II: Các khu vực, vùng và thời gian theo mùa;
+ Phụ lục III: Các mẫu Giấy chứng nhận.
Công ước được sửa đổi bởi Nghị định thư 1988, có hiệu lực vào 03/02/2000. Một trong những sửa đổi quan trọng nhất là việc giới thiệu Chế độ kiểm tra hài hòa (Harmonised system of surveys and certification- HSSC) giúp đồng nhất việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận của Công ước Load line , MARPOL và SOLAS, tạo thuận lợi trong việc khai thác của chủ tàu. Hạn chế việc tàu phải dừng việc khai thác để ghé cảng thực hiện việc kiểm tra duy trì hiệu lực của các giấy chứng nhận. Nghị định thư 1988 cũng đưa vào “chấp thuận ngầm”(tacit acceptance) giúp đẩy nhanh việc thông qua các sửa đổi liên quan đến các quy định về kĩ thuật.