Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng

Cục hàng hải Việt Nam

Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng

Công ước quốc tế về kiểm soát, quản lý nước dằn và cặn nước dằn của tàu 2004

Vào 07/01/2021 bởi admin

Với khoảng 90% lượng hàng hóa toàn cầu được vận tải bằng đường biển, đi kèm việc khối lượng nước dằn tàu thải ra môi trường cũng gia tăng dẫn đến sự gia tăng các sinh vật ngoại lai tại các vùng biển trên khắp thế giới. Nhằm ngăn chặn sự thâm nhập của các sinh vật ngoại lai trong môi trường nước dằn được tàu biển chuyển từ vùng biển khác tới, tác động đến hệ sinh thái, kinh tế, sức khỏe con người và tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường biển, IMO đã thông qua Công ước BWM vào ngày 13/02/2004 và Công ước đã đáp ứng các điều kiện để chính thức có hiệu lực vào ngày 8/9/2017. Công ước có cấu trúc gồm 2 phần: - Phần "Quy định chung" (Article) và - Phần Phụ lục (Annex). Theo quy định của Công ước BWM 2004, từ ngày 08/9/2017 tất cả các tàu đóng mới (sau 08/9/2017) phải trang bị hệ thống quản lý nước dằn (Tiêu chuẩn D2) các tàu đóng trước 08/9/2017 có thể tuân thủ Công ước bằng cách thực hiện hoạt động trao đổi nước dằn (Tiêu chuẩn D1) hoặc có thể trang bị hệ thống quản lý nước dằn nếu muốn. Tuy nhiên, các tàu đóng trước 08/9/2017 phải chuyển sang trang bị hệ thống quản lý nước dằn (Tiêu chuẩn D2) sau đợt kiểm tra cấp mới đầu tiên của giấy chứng nhận IOPP sau 08/9/2019. Đến 08/9/2024 thì tất cả các tàu đều phải sử dụng hệ thống quản lý nước dằn (D2). Các giấy tờ tàu phải có từ ngày 08/9/2017: - Kế hoạch quản lý nước dằn. - Nhật ký nước dằn. - GCN quốc tế Quản lý nước dằn ( tàu >400GT) Việt Nam chưa phải là thành viên Công ước (tính đến 9/2019) và đang trong quá trình hoàn thành các thủ tục để gia nhập Công ước.